Vụ tai nạn ở cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: Xe tuần đường hay xe khách phải chịu trách nhiệm?
10h sáng qua 23/11 trên cao tốc PV-CG bác xe khách Nam Định 18F00115 mai mê quay clip vụ rượt đuổi giữa xe tuần tra giao thông cao tốc và xe máy của 2 thiếu niên.
Do áp sát quá gần hòng có góc view cận cảnh, tài xế đã ko xử lý kịp tình huống va chạm phía trước, trở thành tác nhân chính gây TN chuết người.
Đang từ người quan sát bõng thành bị cáo – tết đến nơi rồi. Clip quay nét căng nay trở thành bằng chứng trước toà
Trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vừa xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 2 xe ô tô, 1 xe máy khiến 1 người tuvong. Vậy trong 3 xe này, tài xế xe nào phải chịu trách nhiệm?
Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h05 ngày 23/11, tại Km 209+300 trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, qua huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Vào thời điểm trên, xe khách BKS 18F- 001.XX do anh N.V.V điều khiển, chạy hướng Hà Nội – Hà Nam va chạm với xe tuần đường giao thông (của Công ty BOT) BKS 29C- 553.XX do anh Đ.V.K (33 tuổi, trú tại Thái Bình) điều khiển và xe máy không gắn biển kiểm soát do L.T.N (14 tuổi, trú tại Nghệ An) điều khiển, trên xe chở theo chị V.
Vụ tai nạn ở cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ khiến một người tuvong. Ảnh: MXH
Cú va chạm khiến L.T.N bị thương, chị V. tuvong tại hiện trường. Ngoài ra, cả 3 phương tiện bị hư hỏng nặng.
Theo clip xuất hiện trên mạng xã hội, trước khi xảy ra vụ tai nạn, xe máy liên tục đánh võng, tạt đầu xe tuần đường giao thông đang truy đuổi. Còn xe khách cũng bám theo để quay clip.
Khi đến Km 209+300, xe tuần đường giao thông vượt lên xe máy và ép vào phía lề trái (làn 100km). Đúng lúc này, xe khách cũng lao tới và va chạm xảy ra.
Tài xế xe khách được miễn trách nhiệm trong trường hợp nào?
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả chết người được xác định là hậu quả nghiêm trọng.
Trường hợp tai nạn giao thông hậu quả nghiêm trọng mà người điều khiển phương tiện gây tai nạn hoặc người tham gia giao thông khác có lỗi dẫn đến vụ tai nạn xảy ra hậu quả nghiêm trọng, người tham gia giao thông trong trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự.
Điều đáng chú ý trong vụ việc này là vụ va chạm xảy ra giữa 3 xe, xe gắn máy, xe tuần đường và xe khách khiến một người tuvong, một người thương tích và thiệt hại đến tài sản sẽ được xác định là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trong số 3 người điều khiển phương tiện này, người nào có lỗi dẫn đến vụ tai nạn giao thông xảy ra, người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vụ tai nạn ở cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: Xe tuần đường cao tốc có được phép truy đuổi?
Ông Cường phân tích, pháp luật quy định đường cao tốc là đường dành riêng cho xe cơ giới, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe thô sơ đi vào đường cao tốc là hành vi vi phạm pháp luật về hành chính, riêng hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100.
Nếu hành vi là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tai nạn giao thông, người điều khiển chiếc xe mô tô sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, theo nội dung qua clip cho thấy có dấu hiệu của việc truy đuổi giữa xe tuần đường và hai người đi xe mô tô và có dấu hiệu chèn ép hai người đi xe mô tô khiến xe tuần đường và xe mô tô và chạm vào nhau và dừng lại ở giữa phần đường vượt và phần đường xe chạy khiến vụ tai nạn giao thông xảy ra.
Theo quy định, phần đường dành cho xe vượt (làm đường trong cùng bên trái đường cao tốc) và phần đường xe chạy (làn đường tiếp giáp với làn đường phía trái) là nơi cấm dừng đỗ, mọi hành vi chủ động dừng đỗ ở vị trí, phần đường, các làn đường này là hành vi vi phạm pháp luật.
Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc xe tuần đường và xe mô tô va chạm vào nhau rồi dừng lại ở phần đường xe chạy là có chủ đích hay là sự kiện bất khả kháng, nếu là có chủ đích do chèn ép, chặn xe, người điều khiển xe tuần đường trong trường hợp này có lỗi gây hậu quả vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự.
Còn đối với người điều khiển xe ô tô khách, theo vị chuyên gia, qua clip cho thấy rõ ràng người này đã phát hiện vụ việc có dấu hiệu truy đuổi nên đã bám theo cho một số người trên xe quay clip và không giữ khoảng cách an toàn đối với các phương tiện phía trước dẫn đến vụ tai nạn giao thông xảy ra.
Vì thế, cơ quan điều tra sẽ làm rõ tốc độ của chiếc xe khách, làm rõ khoảng cách an toàn của chiếc xe với các xe cùng chiều phía trước.
Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy người điều khiển xe khách đã không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không giữ khoảng cách với xe phía trước dẫn đến vụ tai nạn giao thông xảy ra, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự.
Còn nếu người điều khiển xe khách này đi đúng tốc độ, đúng làn đường, có giữ khoảng khoảng cách an toàn, tuy nhiên do hai xe phía trước dừng đột ngột nên vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong trường hợp này người điều khiển xe khách sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý, sự việc được xác định là sự kiện bất ngờ.
“Việc xác định tốc độ của chiếc xe khách trước khi tai nạn xảy ra, khả năng quan sát và khả năng điều khiển phương tiện, khoảng cách an toàn giữa xe khách với các xe cùng chiều phía trước trong quá trình tham gia giao thông là những yếu tố quan trọng để xác định người điều khiển chiếc này có lỗi hay không, có bị xử lý hình sự hay không” – ông Cường nêu quan điểm.
https://danviet.vn/vu-tai-nan-o-cao-toc-phap-van-cau-gie-xe-tuan-duong-hay-xe-khach-phai-chiu-trach-nhiem-202311240910397.htm