Việc nuôi dạy một đứa trẻ chịu tổn thương tâm lý khi bị bỏ lại từ nhỏ là điều không dễ dàng, nhưng người đàn ông này đã làm được.

Đối với mỗi người, cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển về tâm sinh lý và con đường tương lai. Thế nhưng có rất nhiều cô nhóc, cậu nhóc đã bị cha mẹ bỏ lại, từ đó hình thành lỗ hổng trong tâm thức.

Để có thể bù đắp tổn thương tâm lý cho các em thì cần sự nỗ lực và tình yêu thương vô bờ từ những người xung quanh.

Không phải đứa trẻ nào bị đấng sinh thành “từ bỏ” cũng thuận lợi lớn khôn và thành công trong tương lai. Thế nhưng, câu chuyện có thật dưới đây ở Trung Quốc là minh chứng ngược lại.

Nhờ sự quan tâm của người cha nuôi nghèo làm nghề nhặt rác, cô gái này đã vượt qua nghịch cảnh. Sau 26 năm, cô đã tìm về báo đáp lại người cha già năm xưa.

Từ đứa trẻ bị bỏ lại bên đường đến doanh nhân thành đạt

Năm 1997, trong một lần đi làm về, ông Trương Song (tỉnh Hà Nam) nghe thấy khóc tiếng khóc bên đường. Ông tiến đến gần và phát hiện một cô bé đang nằm trong thùng các tông cũ.

Năm đó, mùa màng thất bát, trên đường làng thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ lại như vậy. Vì thương cảm cho hoàn cảnh đứa trẻ, ông Trương Song quyết định nhận nuôi cô nhóc bất chấp sự phản đối của những người xung quanh. Ông đặt tên con gái là Trương Bạch Cáp.

Nuôi dạy một đứa trẻ là hành trình vất vả và tốn kém, đặc biệt với người đàn ông nghèo như Trương Song. Do Bạch Cáp còn nhỏ tuổi nên Trương Song chỉ có thể làm các công việc bán thời gian, thu nhập thấp như nhặt rác, làm ruộng hoặc ai thuê gì làm nấy.

Trương Song hiểu tầm quan trọng của giáo dục, do đó dù chính mình cũng vất vả nhưng ông vẫn cố gắng làm việc chăm chỉ để con có cơ hội được đến trường.

Ngày còn nhỏ, Bạch Cáp không nhận thức rõ ràng sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình, cho đến khi cô đi học. Nếu bạn học được ăn mặc quần áo chỉnh tế, Bạch Cáp chỉ có thể diện trang phục cũ mà cha nhặt được khi đi làm. Trong khi bạn học được cha mẹ đưa đón bằng xe đạp, Bạch Cáp lại đi bộ cùng cha về nhà.

Tệ hơn là Bạch Cáp đã phải chịu đựng ánh mắt giễu cợt của một vài người bạn vì hoàn cảnh gia đình và người cha làm nghề nhặt rác. Dẫu Bạch Cạp luôn là đứa trẻ ngoan ngoãn và hiểu chuyện, thế nhưng cũng có thời điểm cô trở nên lầm lì, hạn chế giao tiếp với Trương Song.

Lên cấp 3, khoản tiền học phí tăng cao nhưng vì biết hoàn cảnh gia đình, Bạch Cáp không dám xin tiền cha mà giữ mọi thứ trong lòng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý cô.

Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi bên đường, 26 năm sau người đàn ông nhặt rác được báo đáp bằng cuộc sống giàu sang - Ảnh 2.

Trương Bạch Cáp và người cha nuôi

Một đêm nọ, khi hai cha con đang ngồi ăn tối, Trương Song vui vẻ nói rằng đã kiếm được một số tiền từ việc bán đồ phế thải và ông có thể mua cho con gái một chiếc váy mới.

Nghe Trương Song nói, Bạch Cáp không khỏi nghĩ đến khoản học phí cao ngất mà cô đang giấu và cuộc sống nghèo khó của bản thân. Trong cơn tức giận, Bạch Cáp hất đổ hết thức ăn trên bàn, vừa chạy ra khỏi nhà vừa khóc.

Khi Bạch Cáp quay về, cô nhìn thấy cha mình đang che mặt khóc nức nở trong khi thức ăn vẫn nằm vung vãi trên sàn. Lúc này, cô mới thấu hiểu rõ ràng nhất sự cay đắng và vất vả của người cha. Sau đó, Bạch Cáp òa khóc một lần nữa, ôm chặt lấy Trương Song và nói lời xin lỗi.

Sáng ngày hôm sau, Bạch Cáp quyết định nghỉ học, nói lời từ biệt với cha và một mình lên thành phố tìm việc với lời hứa sẽ cho Trương Song cuộc sống tốt hơn.

Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi bên đường, 26 năm sau người đàn ông nhặt rác được báo đáp bằng cuộc sống giàu sang - Ảnh 3.

Bạch Cáp quyết định bỏ học, một mình lên thành phố tìm việc

Công việc đầu tiên mà Bạch Cáp tìm được là nhân viên bồi bàn, nhận mức lương 800 NDT/tháng (khoảng 272 ngàn đồng). Trải nghiệm công việc bồi bàn khiến Bạch Cáp hiểu Trương Song đã phải lao động vất vả như thế nào trong suốt những năm qua để nuôi con nên người.

Không nỡ để người cha 70 tuổi tiếp tục làm việc nuôi mình, cô quyết tâm ở lại thành phố, bất chấp ông nhiều lần khuyên cô quay lại con đường học tập.

Trong một lần, Trương Song phát hiện Bạch Cáp bị bệnh. Ông tức tốc rút hết tiền tiết kiệm, sau đó chạy đến nơi ở của con gái, nói rằng ông sẽ dành hết tiền để cô chữa bệnh. Nhìn thấy cha lo lắng vì bản thân, Bạch Cáp lại òa khóc nức nở và nói xin lỗi ông.

May mắn là tình trạng bệnh của Bạch Cáp không quá nghiêm trọng. Sau quá trình điều trị ở bệnh viện, cô được trở về nhà để tự phục hồi sức khoẻ. Cũng trong thời điểm trị bệnh, Bạch Cáp đã biết và nghiên cứu thêm về mô hình bán hàng kết hợp với livestream.

Nhờ tài năng của bản thân, công việc bán hàng của Bạch Cáp khởi đầu vô cùng thuận lợi. Nhận thấy tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, Bạch Cáp một lần nữa nói lời từ biệt cha nuôi để dành trọn thời gian cho kinh doanh.

Vài năm sau đó, dưới tác động tích cực của thị trường, công việc kinh doanh của Bạch Cáp đặc biệt bùng nổ. Giờ đây sau 26 năm, cô gái đã kiếm được khối gia sản lên đến hàng trăm triệu NDT.

Không chỉ mang lại cho Trương Song cuộc sống giàu có, cô còn muốn đưa cha nuôi đi du lịch khắp Trung Quốc để bù đắp quãng thời gian vất vả của ông.

Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi bên đường, 26 năm sau người đàn ông nhặt rác được báo đáp bằng cuộc sống giàu sang - Ảnh 4.

Sau 26 năm, nhờ tình yêu thương và sự nhẫn nại của cha nuôi, Bạch Cáp đã thực hiện được lời hứa cho ông cuộc sống tốt hơn

Tư liệu ảnh lấy từ internet, nếu ϲó vi phạm vui lòng liên hệ để xóa!