Nỗi khổ của thanh niên trẻ nhưng vai vế cao nhất họ: “Các chú chỉ được cái tóc bạc hơn anh”

Câu chuyện vai vế, thứ bậc hay mối quan hệ gia đình, họ hàng của người Việt Nam luôn được nhận xét là phức tạp. Hết bên nội, bên ngoại lại họ hàng gần, họ hàng xa, đặc biệt với những gia đình đông con, đông họ hàng thì cách xưng hô cũng lại là một vấn đề vô cùng nan giải.

Cứ thử tưởng tượng đến cảm giác ngồi cùng mâm với những người đáng tuổi chú, tuổi bác mình mà vai vế lại ở hàng cháu, quả thật là khó xử, giống như câu chuyện éo le của cậu thanh niên trẻ này.

Nỗi khổ của thanh niên trẻ nhưng vai vế cao nhất họ

Mới đây, một chàng trai trẻ đã chia sẻ về tình huống éo le của bạn mình tại diễn đàn nổi tiếng trên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý. Chuyện là anh chàng này là “sản phẩm đẻ cố” vào phút chót của gia đình có 9 người con. Là con trai trưởng trong gia đình có 8 bà chị gái, đồng thời cha anh cũng là trai trưởng nên nghiễm nhiên anh trở thành đích tôn của cả dòng họ, vai vế “không phải dạng vừa”.

Tuổi thì còn nhỏ nhưng vai vế lại to, nhìn đâu của chỉ thấy các em, các cháu dù rằng xét về tuổi tác thì anh chàng vẫn còn kém xa. Đặc biệt là mỗi dịp dòng họ tụ họp ăn cỗ, anh chàng luôn được xếp ở “mâm trên”, ngồi cùng toàn với các bô lão mà không biết xưng hô thế nào cho phải phép.

 Thanh niên tuổi nhỏ nhưng vai to, chẳng biết xưng hô thế nào cho phải trên mâm cỗ.

Thanh niên tuổi nhỏ nhưng vai to, chẳng biết xưng hô thế nào cho phải trên mâm cỗ.

Chủ tài khoản kể về câu chuyện của bạn mình mà vừa chua xót lại vừa buồn cười: “Nó tâm sự với em rằng hồi ấy bố mẹ nó cũng cố mãi mới có nó, vì nó là con trai duy nhất. Bây giờ cứ mỗi lần về quê ăn cỗ là lại phải ngồi chung với các bô lão vì nó là trưởng mà vai vế cũng cao. Có những người hơn nó vài chục tuổi mà cũng phải gọi là chú là bác không lệch một câu.

Nhiều khi nó rủ em về quê chơi, thấy mấy đứa bằng tuổi với hơn tuổi nó toàn gọi là ông trẻ có đứa chào nó bằng cụ trẻ mà em không nhịn được cười. Nhưng ở quê phải lễ phép đầu đuôi, câu từ không được lệch. Nếu để đến tai ông bà bô thì ăn chửi sấp mặt bảo sao các cháu của nó ngoan thế”.

 Nổi khổ của đích tôn dòng họ là thế đấy.

Nổi khổ của đích tôn dòng họ là thế đấy.

CĐM “than trời” vì cũng đồng cảnh ngộ với chàng thanh niên trẻ

Hóa ra, câu chuyện vai vế éo le này không phải của riêng ai mà là tình huống chung của nhiều gia đình Việt Nam. Bài viết mới được chia sẻ đã nhận được nhiều sự đồng cảm của cộng đồng mạng. Chính bởi thứ bậc trong dòng họ mà nhiều câu chuyện dở khóc dở cười cũng được sinh ra.

“Đi chúc Tết chào đứa con bằng chị, vào nhà thì bố nó chào mình bằng cô”

“Mình cũng thế, ở quê được gọi là cụ trẻ. Giờ gặp cháu họ 70 tuổi cứ phải khen – “Dạo này nhanh lớn thế cháu”.

“Tự nhiên thấy hình ảnh của mình trong đó, trước ngồi ăn cưới cùng mâm với ông anh họ đầu tóc bạc phơ còn hơn cả tuổi bố mình”.

Nỗi khổ của thanh niên trẻ nhưng vai vế cao nhất họ, CĐM:

Nỗi khổ của thanh niên trẻ nhưng vai vế cao nhất họ, CĐM:

 Cộng đồng mạng cũng đồng cảnh ngộ.

Cộng đồng mạng cũng đồng cảnh ngộ.

Quả thật, vai vế dòng họ trong gia đình Việt luôn khiến nhiều người phải “căng não”. Ra đời tuổi có thể nhỏ nhưng về nhà vai to nhất vùng. Thật chẳng biết nên cười hay khóc trước tình huống tréo ngoe này nữa.

Tư liệu ảnh lấy từ internet, nếu ϲó vi phạm vui lòng liên hệ để xóa!